Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2019
(12) ----- HẠC ĐÍNH ----- **************************************** (ảnh st) Mấy năm nay, cơ quan nào cũng thấy bàn chuyện hội lớp, hội trường, hội đồng hương, đống tuế. Những cuộc hành hương về cội nguồn, tìm đến thầy xưa bạn cũ. Nhờ vậy, tôi mới có dịp tìm được tung tích cô bạn gái học cùng với tôi từ năm lớp năm cho đến hết phổ thông trung học, lại còn có nhiều năm ngồi cùng bàn với nhau nữa cơ. Nàng có cái tên rất lạ: Phan Nguyễn Hạc Đính. Hạc Đính là tên. Phan Nguyễn là họ cha và họ mẹ. Có lần tôi hỏi nàng: ai đặt tên cho em? Nàng bảo: Ông nội đặt, tên đó là tên một loài địa lan mà nàng chưa nhìn thấy bao giờ. Chả biết có đẹp hay không. Chỉ nghe ông nội nói đó là thứ hoa “đài các cao sang” lắm. Tôi láu lỉnh đùa: Thế có thơm không? Nàng bật cười, dứ dứ nắm tay lên trước mặt tôi: - Nguyễn gian lắm! Lát sau nàng nói như nhả đạn, gương mặt thanh tú vênh váo nhìn tôi: - Dĩ nhiên là Hạc Đính thơm tuyệt trần đời. Thơm mãi mãi. Thơm đến đời con, đời cháu, đời chút, đời...
(11) ----- VƯỜN XUÂN LAN TẠ CHỦ ----- *************************************************** (ảnh st) Năm mươi năm về trước, du khách ở vùng Thanh Hóa thường khi đi qua chỗ bến đò Ái Sơn, về hữu ngạn con sông Mã, nhận thấy ở vệ đường tay mặt một khoảnh vườn độ bốn, năm sào, xung quanh trồng toàn một thứ tre đằng ngà. Đáng chú ý nhất là cái cổng kiến trúc theo lối cổng bên Phù Tang hải đảo. Nếu khách biết chữ Hán và đọc được chữ thảo Bát hiền đại chủ đời Thanh, thời khách nhận thấy ba chữ tên biệt thự viết phỏng theo lối chữ Tăng Quốc Phiên. Trên cái nền bằng gỗ lim sơn màu "cấn rượu", ba chữ thếp vàng "Túy Lan Trang" như hoạt động trên miếng bạch thạch cẩn vào gỗ đỏ. Chủ nhân "Túy Lan Trang", một vị hưu quan, từ ngày được nộp lại triều đình chiếc ấn vàng, lui về chỗ huê viên, thường để hết thời giờ vào việc vun trồng, chăm chút một thứ lan rất quý, tìm tận ở Yên Tử sơn, hồi còn tại chức nơi tỉnh Đông ngoài Bắc. Hoa xưa kia, quen cái khí hậu ...
(10) ----- TUYỆT CHIÊU ----- ************************************************ (ảnh st) Tôi không có điều kiện để trở thành hội viên Hội chơi lan Hà Nội. Bởi nhà tôi không có chỗ trồng lan và phát triển vườn lan. Dẫu vậy lần nào sinh hoạt Hội, tôi cũng được mời đến dự. Ông chủ tịch Hội bảo, ở thời buổi kinh tế thị trường, nhà sản xuất không chỉ cần có nhà nước, nhà khoa học mà rất cần có nhà văn hoá nữa. Ông chủ tịch đánh giá cao tôi, khiến tôi ngượng chín cả vành tai. Hội không sinh hoạt ở một vườn lan cố định nào. Năm trước ở vườn lan này, sang năm luân chuyển tới vườn lan khác. Do vậy các hội viên thích lắm. Họ học hỏi được kinh nghiệm của nhau. Tôi phát hiện thấy một điều các thứ lan quí, họ thường giữ độc quyền chơi ít khi chịu bán hoặc trao đổi với nhau. Tại sao thế nhỉ? Hội lan thường sinh hoạt vào một sáng chủ nhật từ mồng bốn Tết đến mồng mười Tết. Đó là thời kỳ hoa địa lan đang độ sung mãn. Địa lan, xem lá quả là khó phân biệt loại nào với loại nào. Phải người sàn...
(9) ----- CỔ LAN ----- *************************************************** (Trần Mộng - ảnh st) Chiến vô cùng ngỡ ngàng trước cái chậu lan cổ mà trong đời anh chưa một lần bắt gặp. Đó là một chậu lan lá xanh đen bóng mỡ màng, vặn rủ ôm chậu như dáng tao nhân mặc khách, đến là lạ! Bụi lan được trồng trong một cái ang cỡ lớn đường kính phải đến hơn 1 mét, ang và đôn đều đen ánh màu đá hoa cương. Cạnh đó là cây vạn tuế cao lút đầu người cành lá xum xuê tựa cây vạn tuế ngàn tuổi ở đền Hùng. Cả hai đều được đặt trang trọng nhất mảnh sân trước cửa ngôi nhà ngói cổ. Có điều rất lạ là cây vạn tuế thì được cột bằng ba sợi xích honda khoá vào gốc rồi dòng xuống những cái khuy bằng sắt xoắn cỡ mưới sáu ly chôn xuống nền sân. Còn chậu địa lan thì được trang bị bởi một cái lồng sắt lưới B40 rào kín xung quanh khoá chặt. Chơi cây mà phải bảo vệ bằng khoá đồng Minh Khai cỡ to như miếng đậu phụ rán để chống cắt, chống phá thì còn gì là đẹp nữa. Ở thời mở cửa này, đến tượng Phật bà nghìn mắt...
(8) - - - - - TIỆC HOA - - - - - ******************************************** Tôi chỉ nghe quen người ta nói đến tiệc thành hôn, tiệc sinh nhật, tiệc chiêu đãi…..chứ chưa nghe nói đến tiệc hoa bao giờ. Thật là phú quý sinh lễ nghĩa, ở thời mở cửa dẫu đầu óc các nhà văn có thưởng tượng đến mấy cũng chả thể bằng được cuộc sống đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ, sôi động và phong phú. Tò mò, tôi quyết định du hành một chuyến ra ngoại ô phía nam kinh thành Hà Nội. Tôi tìm đến địa chỉ của người hàng năm vào độ mồng bốn, mồng năm tết ta lại mở tiệc hoa…… Đó là một buổi sáng cuối năm. Sương mù dâng phủ đến mờ mắt. Rẽ xe vào con đường làng, tôi phải về số, giảm tốc độ, chạy như bò. Tôi tắt máy, hồi hộp đứng trước cái cổng ngõ, mái cuốn vòm bằng gạch chỉ cổ kính, rêu phong, bờ rào toàn là cây thanh quýt lá tròn như vỏ hến và đầy gai nhọn, tốt lút đầu người, được cắt tỉa kĩ lưỡng, phẳng phiu tựa bức tường xanh. Vậy là chủ nhân ngôi nhà này vẫn còn giữ theo nếp cũ trong khi xung q...
(7) ----- GIẤC MƠ ----- **************************************************   Mấy hôm nay Kiếm toàn có những giấc mơ lạ. Cứ chìm vào giấc ngủ là y như rằng lại hiện ra trước mắt một gương mặt đen sì, gầy guộc, mắt sâu hoắm,…cứ nhìn thẳng vào mặt Kiếm như hờn dỗi, như trách móc. Giật mình tỉnh giấc ú ớ cơn mê, người Kiếm đầm đìa mồ hôi. Dễ có đến hơn một tuần nay, đêm nào Kiếm cũng mơ nhìn thấy gương mặt ấy. Gương mặt ấy quen quá, hình như Kiếm đã gặp ở đâu rồi thì phải, nhưng Kiếm không tài nào nhớ nổi. Dậu, vợ của Kiếm giục: mai anh đi lên Hà Nội khám xem bị làm sao chứ kiểu này em lo lắm, tiện anh chạy qua nhà ông cụ ở Láng Thượng xem ông ta có bán chậu địa lan quý đó không. Kiếm ậm ừ, rồi vẫn chưa đi được, và cứ đặt mình lúc nửa đêm là Kiếm lại bắt gặp cái gương mặt khắc khổ ấy. Dậu, vợ của Kiếm là một phụ nữ rất xinh đẹp, con của một quan chức có tầm cỡ trong tỉnh. Khuôn mặt cá trắm tròn lẳn, môi đỏ như son, lông mày lá liễu,…từng đấy tiêu chuẩn đã khiến người ta ch...