Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2019
(5) ----- NGƯỜI TRỒNG ĐỊA LAN ----- **************************************** ( ảnh st) Ở làng Gồ chúng tôi, ông nội tôi nổi tiếng là một người biết ươm trồng địa lan, một loại cây cảnh trồ hoa rất đài các, phong lưu. Nhưng ông cũng chỉ đủ tiền mua dăm chiếc chậu bát quái bằng sứ Tàu, tám góc có gắn tám cái mặt nghê, một loài thú vật mặt tựa mặt rồng, trán dô, mắt lồi, mũi to, miệng rộng, cằm vuông,…..để trồng mấy thứ địa lan như Hoàng Điểm, Mặc Biên, Đại Mặc,….thôi. Về mùa đông tháng giá, ao làng tôi được tát cạn nước để ném mạ chiêm và cấy rau cần. Lúc ấy ông sai chúng tôi tìm một cái ao tốt, chọn chỗ bùn thật hẩu, thật nạc, thật mát lạnh bắp chân, xúc cho ông dăm bảy xô. Ông đem thứ bùn nhão nhoét đó trộn với trấu tươi, chọn chỗ nắng thật dại trên sân đổ ra đó phơi. Đến khi mảnh bùn khô nỏ, trắng xác mới xếp vào góc bếp để bồ hóng khử trùng và chống ẩm. Ra giêng, mưa phùn, độ ẩm cao, thời tiết ấm áp, vạn vật nảy mầm là bắt đầu trồng lại. Ông đào những khóm lan lên.
(4)----- HƯƠNG CUỘI ----- ***************************************** Đứa cháu đích tôn và lũ cháu ngoại đang loay hoay ngoài sân với những đồ đồng ngũ sự lổng chổng trên đám trấu và tro đẫm nước.  Ông chúng, cụ Kép làng Mọc, cũng đang loay hoay với mấy chục chậu lan xếp thành hàng dưới giàn thiên lý.  Trái với thời tiết, buổi chiều cuối năm gió nồm thổi nhiều. Cơn gió nồm thổi nhẹ, như muốn nhạo cái ông già kia mặc cả một tấm áo trấn thủ bằng lông cừu trắng. Trời nồm nực, bức đến tắm nước lã được, ông cụ Kép mặc áo lông cừu xứ Bắc! Không, đấy chỉ là một thói quen của cụ Kép. Mỗi khi cụ ra thăm vườn cảnh, trong một năm, trừ những ngày hạ ra không kể còn thì lúc nào cũng khoác tấm áo cừu. Mùa xuân, mùa thu, khí hậu ấm, áo mở khuy. Sang đến đông tuyết, cụ cài hết một hàng khuy nơi áo, thế là vừa. Trong cái vườn cây nhỏ, trong đám cỏ cây xanh rờn, những buổi sớm tinh mơ và những buổi chiều tàn nắng, người ta thường thấy một ông già lông mày bạc, tóc bạc, râu bạc, mặ
(3) ----- TĨNH TÂM ----- ********************************************* Trước Tết Nguyên Đán, nhà nào cũng tát ao bắt cá, ra giêng ao chuôm trong làng vẫn còn cạn nước lắm, người ta tranh thủ cấy cần. Nhà nào không cấy thì vét bùn bạ lên vườn, lên những gốc chuối, gốc na. Cụ Nghiên xắn quần móng lợn đứng trên bờ ao bảo mấy đứa cháu:  - Đến lớp bùn đen, xắn bằng mai được, chúng mày vật cho ông khoảng một khối để ông trồng lan.  Mấy đứa cháu cụ tưởng bảo gì chứ vật cho cụ một khối bùn đen thì thấm tháp gì. Chỉ một lát, chúng xắn lên cho cụ những mai đất dẻo như đất thó, lại cẩn thận vác lên tận sân cho cụ phơi nắng, cụ phơi đi phơi lại cho khô hẳn rồi xếp gọn vào một chỗ để sang tháng hai ta, hoa lan tàn thì có đất để sang chậu. Cụ Nghiên quý những chậu lan lắm, hoa gì cụ cũng không thích bằng hoa lan, chẳng nhiều nhặn gì, mấy chục năm nay, cụ cũng chỉ có trên dưới mươi chậu thôi, nhưng cái công cụ bỏ vào lan để cứ sau mỗi năm lan lại nở hoa đúng vào dịp tết xuân có lẽ quá
(2) ----- MẶC PHÚC XUYÊN ----- ************************************************ Vua ch ơi Lan - Quan chơi Trà Cũng vì lẽ đó mà cây Mặc Phúc Xuyên dù không phải là cây đặc sắc về giá trị thẩm mỹ nhưng vẫn là một cây rất được giới chơi cây sưu tầm cho đến tận ngày nay vì giá trị tinh thần và giáo dục từ câu chuyện xung quanh  cây Mặc Lan n ày  mang lại. (ảnh st) ***** Phúc Xuyên là tên huý của cụ cử Hàn làm quan dưới triều Minh Mạng, lên đến hàng Tam Phẩm. Vì có một số chính kiến bất đồng với triều đình nên cụ Cử cáo quan về quê, đưa gia quyến về miền Bán sơn địa vừa dạy học vừa mở một hiệu thuốc bắt mạch kê đơn kiếm sống. Một ngày mùa hạ, ông nhà văn Dương Duy Ngữ tìm về cái thị xã bán sơn địa, nơi tuổi thơ ông hằng in dấu. Buồn vì cảnh vật đã đổi thay biết bao nhiêu sau bao năm tháng thăng trầm của lịch sử. Gặp lại người bạn tên là Trung "lan". Người bạn vốn là người chơi địa lan nổi tiếng nhất thị xã bán sơn địa. Trung dẫn nhà văn len lỏi t
(1) ----- CỎ LINH----- ************************************* (ảnh st) Khoảng những năm 1984-1985, nhà văn chuyển gia đình về thị xã Hà Đông. ở đây, nhà văn quen trưởng lão họ Bạch. Năm đó cụ đã ngót cửu thập, vóc dáng cụ cao sang thanh thoát, cụ còn rất minh mẫn, tai thính mắt sáng. Cụ có 2 chậu lan đẹp lắm: Mặc Biên và Thanh Trường. Những năm đó ăn còn chả đủ nói gì đến chơi lan. Nhà văn mê mẩn với 2 chậu lan đó. -         Trưởng lão họ Bạch bảo: anh còn trẻ mà đã mê lan như vậy là quý lắm. -         Nhà văn thưa: xưa kia ông nội con cũng chơi lan nên con mới biết ạ! -         Thế quê cậu ở đâu? -         Dạ, nhà cháu ở làng Gồ, Quốc Oai ạ! -         Thế có biết ông Tú Gồ không? -         Dạ, đó là bố cháu ạ! -         ồ, hoá ra người quen, tôi hơn bố cậu dăm bảy tuổi nhưng cùng học một thầy đấy. Cái giống lan này cũng là do ông nội cậu san cho! Nghe trưởng lão họ Bạch nói, nhà văn chợt có cảm giác vui vì gặo lại thứ cỏ linh đã một thời ông nội chăm sóc vừa b