Chuyển đến nội dung chính






(2) ----- MẶC PHÚC XUYÊN -----
************************************************

Vua chơi Lan - Quan chơi Trà
Cũng vì lẽ đó mà cây Mặc Phúc Xuyên dù không phải là cây đặc sắc về giá trị thẩm mỹ nhưng vẫn là một cây rất được giới chơi cây sưu tầm cho đến tận ngày nay vì giá trị tinh thần và giáo dục từ câu chuyện xung quanh cây Mặc Lan này mang lại.
(ảnh st)
*****

Phúc Xuyên là tên huý của cụ cử Hàn làm quan dưới triều Minh Mạng, lên đến hàng Tam Phẩm. Vì có một số chính kiến bất đồng với triều đình nên cụ Cử cáo quan về quê, đưa gia quyến về miền Bán sơn địa vừa dạy học vừa mở một hiệu thuốc bắt mạch kê đơn kiếm sống.



Một ngày mùa hạ, ông nhà văn Dương Duy Ngữ tìm về cái thị xã bán sơn địa, nơi tuổi thơ ông hằng in dấu. Buồn vì cảnh vật đã đổi thay biết bao nhiêu sau bao năm tháng thăng trầm của lịch sử. Gặp lại người bạn tên là Trung "lan". Người bạn vốn là người chơi địa lan nổi tiếng nhất thị xã bán sơn địa. Trung dẫn nhà văn len lỏi trong vườn lan nhà mình, gọi là "nhà lan" thì đúng hơn vì bốn bên xây tường bao, trên phủ lưới xác rắn đen sì tạo độ râm mát cho lan. Nghe Trung giới thiệu, nhà văn chả thể nào biết được đâu là lan nhà, đâu là lan rừng, nhìn vào lá lan, cây nào chả giống cây nào.

Nhà văn hỏi Trung: Cây lan nào là quý nhất? Trung trả lời: Quý với mình, với các bạn trồng lan vùng này thôi, chứ không thể so sánh với Mặc Phúc Xuyên.
Nhà văn nghe xong cứ nghĩ Mặc Phúc Xuyên là Mặc lan của làng Phúc Xuyên hay Phúc Kiến bên Trung Quốc kia. Trung "lan" cười phá giải thích:
Mặc Phúc Xuyên là lan đại mặc của nhà cụ Phúc Xuyên ở thị xã này. Rồi Trung giải thích cho nhà văn, nhà cụ Phúc Xuyên chỉ có vài chậu Đại mặc thôi, nhưng "Quý hồ tinh, bất quý hồ đa... trong quân có chủ soái, hậu cung cũng có chủ, mà chủ hậu cung là Hoàng hậu. Đại Mặc là tướng soái, là chủ các loài lan. Từ ngàn xưa các cụ đã xếp như vậy. Còn các loại thanh ngọc, thanh trường, cẩm tố, hoàng vũ,... chỉ là điểm xuyết cho bức tranh hoa địa lan thêm phong phú, sinh động..."
Nghe xong nhà văn thắc mắc: sao Trung không mua về trồng? Trung giải thích:
Mua được thì còn nói làm gì? Nếu tất cả những người chơi lan ở thị xã, ở Hà Nội... đều có Mặc Phúc Xuyên thì còn gì là sự quý, hiếm của Mặc Phúc Xuyên nữa.Nhà văn ngỏ ý bảo Trung dẫn đi xem Mặc Phúc Xuyên.
Trung sốt sắng nhận lời, đi được nửa đường, như chợt nhớ ra điều gì, Trung dừng xe quay lại bảo với nhà văn:
Em chỉ đưa anh đến nơi thôi nhé, còn xem được lan hay không là tuỳ quan hệ của anh với chủ nhà.
Trung chơi lan sành sỏi ở thị xã bán sơn địa, còn nhà văn chỉ là một kẻ hoàn toàn xa lạ, mới chân ướt chân ráo trở về. Nhà văn ở vào thế tiến thoái lưỡng nan. Đi đến tận nơi chắc gì họ đã cho xem, mà rút lui thì... mất hết hứng của chuyến đi. Đành tặc lưỡi, thôi, đâm lao phải theo lao, biết đâu... may ra thì cũng có cơ duyên biến không thành có lắm.
Trung lan dừng xe trước cửa hiệu Thuốc Bắc Phúc Xuyên, bên trên chữ quốc ngữ là 3 chữ nho đậm nét như những chữ khắc trên hoành phi: PHÚC XUYÊN ĐƯỜNG. Nhà 2 tầng kiểu cũ, cửa gỗ lùa, sàn gỗ, nền lát gạch bát, những viên gạch ở lối đi đã mòn lõm xuống. Tiếp 2 vị là một phụ nữ trạc 30, hồn hậu. Sau khi nghe giới thiệu đôi bên, biết rõ ý định của 2 người, chị chủ nhà mỉm cười, thoái thác:

- Tiếc công nhà văn quá, nhà có mỗi một chậu, cháu nó mang đi Hà Nội mất rồi!
Nhìn chủ nhà, ông nhà văn có cảm giác chủ nhà không muốn cho khách lạ xem lan. Để xoá tan đi không khí nặng nề, nhà văn chuyển chủ đề nói về cái thị xã xưa, cái thời còn đi đập quả bàng, nhớ cái hương vị quả bàng ngon thơm hơn ổi, còn cái nhân hạt bàng thì nhân lạc còn chạy dài. Rồi chuyện rau khoai lang cánh đồng làng Vân Gìa, luộc không được qúa lửa mà nát nhũn, càng không được non lửa mà sậm sật, sống sít... cứ thế, họ mải mê chuyện quá khứ xa xưa...
Trước khi chia tay, nhà văn tặng chị chủ nhà tập sách NGƯỜI TRỒNG ĐỊA LAN. Chủ nhà sửng sốt, hoá ra nhà văn là tác giả của truyện ngắn Người trồng địa lan đã đăng trên báo Người Hà Nội, chị kể, chị đã đọc và mang về cho bố chị xem, bố chị thích lắm, mê mẩn, đến giờ bài viết đó vẫn còn nằm trên bàn thờ bố chị. Chủ nhà ngập ngừng:

"Thôi thế này vậy. Chẳng mấy khi nhà văn về thị xã, lại là người viết truyện Người trồng địa lan và chỉ có một yêu cầu nho nhỏ là được xem chậu đại mặc nhà tôi. Tôi không mời anh xem thì lòng áy náy, mà mời thì trái với lời truyền của tổ tiên là không phải người tâm phúc thì không được để họ xem cây".
Trung lan lanh lẹ đối đáp:
Người viết được truyện Người trồng địa lan có thể xem là tâm phúc rồi!
Chủ nhà mỉm cười: anh Trung lan khéo quá cơ!
Giống như những ngôi nhà cổ ở thị xã, mảnh sau nhà cụ Phúc Xuyên khá rộng, gạch lát nhiều viên lâu ngày đã bị vỡ đôi vỡ ba, phủ đầy rêu phong. Sau mảnh sân là một mảnh vườn, cây ăn quả mọc đầy chi chít. Na, ổi, quất, hồng bì, vú sữa,... cây nào cây nấy chỉ thấy ngọn vươn lên cao vút chứ không thấy cành la. Tiếp theo mảnh vườn là một cái ao rộng, bờ ao dày đặc tre pheo, những cây tre lưu cữu, ken dày sin sít như nêm như cối, đến chó cũng không có chỗ mà chui, măng còn không có chỗ mọc.
Trung lan dán mắt luôn vào chậu Đại Mặc. Anh ngồi sụp xuống, xoay vòng quanh, ngắm nghía và luôn tay sờ mó từng lá lan. Phát hiện ra một thân lan đã nảy chồi trồng hơi xa bụi. Trung hỏi chủ nhà:

- Sao lại có thân lan sống lẻ loi thế này!
- Chả là trong Tết, thằng cháu nhà em nó tách ra cho bạn nó. Bố cháu hỏi, bạn con làm sao chăm được? Cháu bảo để cho bố bạn. Bố cháu lại hỏi, bố bạn có phải là tâm phúc với nhà ta không? Con đã gặp bố bạn lần nào chưa? Cháu ngồi nghệt mặt nghĩ ngợi một lúc rồi bảo con chưa thấy mặt bố bạn ấy bao giờ. Như vậy, có thể đem cho lan của các cụ được không? Thế là cháu nó đem trồng xuống đó.
- Thế nghĩa là trời xui cháu tách sẵn ra cho nhà văn tâm phúc đấy mà.Trung lan lẻo mép.
- Anh Trung khéo quá đi...Chủ nhà mỉm cười.

Có được thân lan quý, trở về Hà Nội, nhà văn vội điện thoại cho các bạn bè sành chơi địa lan khoe với họ là đã có Mặc Phúc Xuyên. Nhà văn nghĩ, cây nổi tiếng như thế ắt hẳn các bạn sành lan của ông đều phải biết, nhưng nào ngờ, phôn cho ai cũng bị dội một gáo nước lạnh.
Mặc Phúc Xuyên là mặc quái gì, Mặc lan nào mà chả như nhau, miễn là mặc ta, là đại mặc cậu hiểu chưa...
Nhà văn thầm nghĩ, họ không biết ắt hẳn có người biết. Rốt cuộc chả ai biết cả. Nhà văn buồn bã ngắm nhìn mẹ con Mặc Phúc Xuyên bồng bế nhau đứng chơ vơ giữa chiếc chậu sành lá lật mà nhà văn vẫn dành ưu ái cho cây lan nào thật quý mà cảm thấy cô đơn, trống trải vô cùng.
Bẵng đi ít lâu, một chiều đi làm về, nhà văn thấy có 3, 4 người đứng trước cổng. Ngoài mấy người quen của nhà văn còn có một cụ già quắc thước, mái tóc bạc phơ húi cao, mặc bộ quần áo màu gụ. Mấy người bạn giới thiệu với nhà văn đây là cụ Bách, một người sành chơi địa lan ở Hà Thành. Nghe nói nhà văn có Mặc Phúc Xuyên cụ muốn đến xem. Nhà văn mang ấm trà kiểu Nhật ra pha trà mời khách thưởng thức hương vị trà Mianma do ông bạn nhà thơ mang về cho. Cụ già chưa nói gì về Mặc Phúc Xuyên mà chỉ tấm tắc khen trà Nhật có hương vị lạ quá, ngon quá, mát quá! Cụ Bách bảo:
Đã chơi địa lan là phải biết thưởng trà. Đến khi lan nở, hương trà quyện với hương lan, tuyệt lắm!!!! Không một hương vị nào có thể sánh nổi, các anh có thấy lá của Mặc Phúc Xuyên khác với lá Đại mặc của các anh không? Lá Mặc Phúc Xuyên xanh đen, cuống dài, mặt hơi bầu trông từa tựa thanh long đao đang đảo một chút. Còn lá đại mặc của các anh thì xanh nhạt, cuống ngắn và... và... chẳng giống hình gì cả. Nhưng cái quý của Mặc Phúc Xuyên không phải chỉ ở lá, ở hoa mà còn ở chính nguồn gốc của nó và người ươm trồng nó!...

Xong tuần trà, cụ Bách thong thả kể chuyện về Mặc Phúc Xuyên cho đám nhà văn nghe:
Phúc Xuyên là tên huý của cụ cử Hàn làm quan dưới triều Minh Mạng, lên đến hàng Tam Phẩm. Vì có một số chính kiến bất đồng với triều đình nên cụ Cử cáo quan về quê, đưa gia quyến về miền Bán sơn địa vừa dạy học vừa mở một hiệu thuốc bắt mạch kê đơn kiếm sống.
Năm Nhâm Thìn, Minh Mạng nguyên niên thứ 12 (1832), đầu xuân nhằm giờ hoàng đạo, cụ Cử đưa học trò xuất hành đi vào núi Ba Vì lấy cây thuốc. Cách chân núi vài ba dặm, cụ chợt thấy ngan ngát hương thơm, thoảng có, thoảng không. Cụ bảo học trò, dưới thung sâu trước mặt kia ắt hẳn có một loài lan quý. Học trò hỏi sao thầy biết? Cụ cử bảo: các con có ngửi thấy mùi thơm không? Có ạ, nhưng thưa thầy thứ hương này lúc hiện, lúc biến ạ! Cụ bảo đó là hương hoa địa lan, hương hoa đại mặc đấy. Chỉ có hương đại mặc mới toả xa như thế này. Còn như hương thanh ngọc, thanh trường thì thầy trò ta phải đến gần nửa dặm mới thấy có mùi hương nhàn nhạt.
Khóm đại mặc ở dưới thung sâu qúa, thầy trò vừa đi phát cây, mở đường, có chỗ phải chặt dây rừng thòng xuống làm thang. Xuống đến nơi, thầy trò bứng được bụi đại mặc có đến 5 dò hoa. Bông nào bông ấy đen nhánh như màu mực Nho.
Sau lần ấy, cụ cử ốm liệt giường nửa tháng. Khi cụ lọng cọng trở dậy thì những dò hoa đại mặc đã tàn, chỉ còn đôi ba đoá kết trái nhưng vẫn phảng phất mùi thơm. Cụ sai học trò cắt hết những dò hoa tàn và lấy đất trên đỉnh đồi trọc không cây cối nào mọc nổi đem về trồng. Từ đó đến nay, con cháu, chút chít cụ Phúc Xuyên vẫn theo lời dặn, mỗi lần thay đất cho cây đại mặc lại chọn đất trên đỉnh đồi trọc về trồng. Bây giờ có thể giải thích đất đồi trọc ít khuẩn, mà cái thằng khuẩn ở bùn ao, đất ruộng nó tàn phá rễ ghê ghớm lắm. Còn lúc đó, cụ Phúc Xuyên chỉ giải thích cho các trò là Cây địa lan tượng trưng cho người quân tử. Đã là người quân tử tất phải sống kham khổ, ẩn mình. Vì vậy, địa lan thường sinh ở thung sâu. Nó không có ý khoe hương mà hương thơm vẫn ngạt ngào.
Có học trò thưa với thầy rằng chỉ có vua mới được chơi lan, con sợ có kẻ xấu tâu trình rồi thầy phải rước hoạ vào thân. Cụ cử bảo đã lường trước rồi. Cây địa lan khái tính lắm. Nếu dâng vào triều, thử hỏi vua có để mắt tới nó không chứ đừng nói quan tâm chăm sóc nó. Liệu nó sẽ sống được bao lâu? Còn ở với thầy trò ta có thể ở đến đời đời kiếp kiếp. Nói với học trò như vậy nhưng trong bụng cụ lại nghĩ, trời ban cho ta cây lan quý tại sao ta phải đem đi dâng cho kẻ khác. Người quân tử dẫu chết cũng không thể bỏ nhau.
Nhân bảo như thần bảo, ít lâu sau có kẻ tâu vào triều rằng cụ Cử muốn làm phản. Có câu chúa chơi lan, quan chơi trà, một người đức cao vọng trọng như cụ ắt hẳn phải biết, hẳn cụ muốn làm chúa một phương sao? Tội này bị tru di là cái chắc. Có người mật báo cho cụ biết trước. Đêm hôm ấy, trời rét cắt ruột, cụ chả dám nhờ ai, chỉ tin vào bản thân mình, cụ cởi quần áo, bê chậu địa lan xuống ao. Cụ run rẩy lần ra giữa, dìm chậu cây thật sâu xuống dưới đáy ao. Còn cây lan, cụ âm thầm khoét một cái hốc từ dưới mặt nước khoét ngược lên, đặt gọn bụi đại mặc vào đấy, miệng lẩm bẩm, đã là quân tử là phải chịu hàn vi. Lan có thể chịu hạn rất giỏi nhưng lại không thể chịu được ngập úng. Ba hôm sau, quan quân ập tới, chúng lùng xét khắp nơi nhưng không tìm được chứng cớ. Ít bữa sau chúng lại tới khám xét, năm lần bẩy lượt không kiếm được chậu lan chúng mới chịu thôi. Lúc ấy cụ Phúc Xuyên mới mò chậu địa lan lên. Than ôi, lá nó vàng vọt úa tàn, nhưng may mắn sao thân và rễ vẫn còn tươi nguyên. Và cũng không hiểu tại sao, cụ Phúc Xuyên vừa trồng lại được mười ngày, khóm đại mặc đã hồi sinh rất nhanh. Có điều mấy năm liền dưới triều Minh Mạng, cụ không dám chơi hoa, chỉ chơi lá. Chỉ có người thực sự tâm phúc cụ mới đem khoe. Các đời sau nối tiếp đời trước, chăm sóc chậu đại mặc như giữ gìn bảo vật, cây hoa quý đã không được khoe, mang ra chia lại càng không.

Vào quãng đầu những năm năm mươi của thế kỷ 20, có một người chơi địa lan sành sỏi vào bậc nhất của kinh thành. Ông ta là một nhà tư sản lớn, cậy mình giàu có, ông ta đem cả tráp tiền lên hiệu thuốc Phúc Xuyên. Chủ nhà tiếp đón rất nồng nhiệt, nhưng khi đặt vấn đề mua chậu Đại Mặc, chỉ cần bán chứ không cần biết giá. Chủ nhà bảo:
Thưa quý ông, tôi biết quý ông là người chơi lan sành sỏi và đã không tiếc tiền để mua một cái chậu cổ bên Trung Quốc, nhưng chúng tôi rất lấy làm tiếc, nhà chúng tôi chưa bao giờ có chậu lan Đại mặc nào cả, Quý ông nghe đồn thổi sai lệch rồi...
Nghe xong nhà tư sản hầm hầm rảo bước mang tráp tiền đi về, về đến nhà chưa hết bực tức, ông ta mang cái chậu men ngọc 2 lớp từ thời Minh, thời Đường gì đó, mua bằng vàng mang về hòng lấy chậu Đại Mặc về trồng, không tiếc của, ông ta đập cái chậu nát vụn!
Ấy vậy mà vào đầu thập kỷ 60 lại có người có Mặc Phúc Xuyên, đó là nhà thơ Trần Huyền Trân. Cụ Trần Huyền Trân chỉ trồng lan Hạc Đính vì cụ bà tên Hạc Đính. Thời đó những người sành lan ở Tây Hồ, Nghi Tàm, Yên Phụ, Láng Thượng... đã tìm tới nhà cụ để xem Mặc Phúc Xuyên. Ông Hai Chi ở Láng Thượng đã có lần ngỏ ý muốn cụ Huyền Trân chia sẻ cho 1 thân Mặc Phúc Xuyên. Nghĩ ngợi một lúc cụ Huyền Trân bảo với ông bạn già:

Tôi với ông là chỗ thân tình. Không biếu ông, thật không phải, nhưng biếu ông hoá ra tôi phụ vong linh cụ Phúc Xuyên.
Cho nên một người có đến ba đời chơi địa lan, gọt thuỷ tiên nổi tiếng đất kinh thành như cụ Hai Chi vẫn không kiếm đâu ra Mặc Phúc Xuyên để thưởng thức!
Cụ Bách chiêu một hớp trà khói trong chén còn đang lờ mờ bốc. Cụ chăm chú nhìn mấy người bạn chơi lan vong niên của mình nói:
Thứ mặc lan tôi biếu các anh, là thứ mặc quý của kinh thành Thăng Long. Chỉ tiếc nó không có nguồn gốc. Do vậy không thể bì với Mặc Phúc Xuyên được. Cái cây có nguồn gốc quý đã đành. Nhưng quý hơn cả là do cốt cách của người ươm trồng và đời sau theo đời trước gìn giữ nòi giống cho nó...


(Dương Duy Ngữ)

Nhận xét

Popular Posts

TỔNG HỢP TÊN CÁC LOẠI ĐỊA LAN

***** Bài viết chủ yếu nêu tên quốc tế các loại Địa Lan và được đính kèm tên Việt nam nếu có. Bài viết vẫn đang tiếp tục sưu tầm và bổ sung thêm những loại chưa có trong danh sách. Rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung của cộng đồng anh chị em chơi Địa Lan. Trân trọng ! ********************************* _____ Cymbidium Acuminatum _____ Cymbidium AliciaeQuisumb _____ Cymbidium Aloifolium - Kiếm lô hội __________ Cymbidium Atropurpureum - Kiếm Treo  _____ Cymbidium BanaenseGagnep - Kiếm Bà Nà (Đặc hữu VN) _____ Cymbidium Bicolor _____ Cymbidium Canaliculatum _____ Cymbidium Changningense _____ Cymbidium Chloranthum _____ Cymbidium Cochleare _____ Cymbidium Concinnum _____ Cymbidium Cyperifolium - Thanh Lan _____ Cymbidium Dayanum - Ki...

THỨC GIẢ THỊ BẢO, BẤT THỨC GIẢ THỊ THẢO

***** Câu nói mà cứ mỗi khi ra ngó mấy cây Địa lan là hắn lại thấy văng vẳng trong đầu. Nhiều khi hắn nghĩ "Éo mẹ, có khi mình điên mẹ nó rồi!" Cơ mà nhiều khi ngồi bưng cốc nước vối nghe Đêm Ả Đào mà Tân Nhàn hát rồi trầm ngâm hắn lại nghĩ, câu nói ấy chả phải chỉ dành riêng cho mấy bọn hâm dở chơi Địa Lan như hắn, mà nó đúng với mọi lĩnh vực vật chất và tinh thần ấy. Cái gì cũng vậy, thấy nó quý thì tìm mọi cách sở hữu trong khi với  người khác nó lại là rác quăng đầy khắp nơi. Mấy chậu Địa Lan ngó nghiêng cả mấy năm trời mới được ngắm hoa vài ba lượt. Thấy hắn chăm đến vợ hắn cũng nhếch mép làu bàu "Chăm mãi chả thấy hoa đâu mà cũng chăm". Thế đấy, nhiều khi cái hâm cái dở của hắn đến bản thân hắn còn éo hiểu nổi nữa là vợ hắn. Hắn tặc lưỡi "Đàn bà!" Cả đám Địa Lan suốt ngày chăm chăm, ngó ngó chỉ để lật mấy cục đá, soi mấy cái mầm. Trong khi đám Phong Lan thì hắn chăm tốt ngật, hoa búa xua chỉ để cho vợ hắn ngắm.  Cũng khá lâu hắn...

ĐỊA LAN KIẾM TRUYỀN THỐNG

----- ĐỊA LAN KIẾM TRUYỀN THỐNG ----- ***************************************************** Trước tiên em xin phép tất cả những bậc tiền bối chính thống đã từng và đang chơi những dòng Địa Lan Kiếm Truyền Thống (cần hoa dựng) Địa Lan Truyền Thống là lĩnh vực mà đòi hỏi người chơi không phải quăng tiền ra là đạt được như chơi Phong Lan. Cái cốt cách con người sẽ luôn được thể hiện trong cách chơi Địa Lan của từng người. Cây Địa Lan luôn thể hiện ra cái tôi của người chơi đó. Thú chơi Địa Lan là một thú chơi "Kỹ" chứ không thể ào ào như chơi Phong Lan được. Hiện nay đã có rất nhiều người từ Phong Lan chuyển qua chơi Địa nên đã mang cái lối chơi "Tầm Phào" và "Phiên Phiến" manh nha để lừa gạt những người mới chơi, và đem cái sự thiếu hiểu biết của mình mà át đi sự mơ hồ của những người mới tiếp cận. Vì vậy bài này em viết với mục đích để phần nào trả lại giá trị đúng với cái cốt cách thanh cao của Địa Lan. Nếu có đụng chạm đến ai đó cũng xin vu...
(10) ----- TUYỆT CHIÊU ----- ************************************************ (ảnh st) Tôi không có điều kiện để trở thành hội viên Hội chơi lan Hà Nội. Bởi nhà tôi không có chỗ trồng lan và phát triển vườn lan. Dẫu vậy lần nào sinh hoạt Hội, tôi cũng được mời đến dự. Ông chủ tịch Hội bảo, ở thời buổi kinh tế thị trường, nhà sản xuất không chỉ cần có nhà nước, nhà khoa học mà rất cần có nhà văn hoá nữa. Ông chủ tịch đánh giá cao tôi, khiến tôi ngượng chín cả vành tai. Hội không sinh hoạt ở một vườn lan cố định nào. Năm trước ở vườn lan này, sang năm luân chuyển tới vườn lan khác. Do vậy các hội viên thích lắm. Họ học hỏi được kinh nghiệm của nhau. Tôi phát hiện thấy một điều các thứ lan quí, họ thường giữ độc quyền chơi ít khi chịu bán hoặc trao đổi với nhau. Tại sao thế nhỉ? Hội lan thường sinh hoạt vào một sáng chủ nhật từ mồng bốn Tết đến mồng mười Tết. Đó là thời kỳ hoa địa lan đang độ sung mãn. Địa lan, xem lá quả là khó phân biệt loại nào với loại nào. Phải người sàn...

THÚ CHƠI ĐỊA LAN CỦA NGƯỜI HÀ NỘI

Bao năm, cứ mỗi dịp Tết đến xuân sang thì thú chơi Địa Lan lại như một lần hồi sinh để khiến tất cả chúng ta ngỡ ngàng với vẻ đẹp thanh cao mà rất dung dị.  Chỉ mong rằng thú chơi Địa Lan sẽ luôn giữ được những điều đẹp đẽ và trường tồn qua năm tháng. Xin được gửi tới ACE đoạn clip nói về thú chơi Địa Lan của người Hà Nội nhiều năm trước. Hy vọng sẽ giúp ACE hiểu thêm về thú chơi mà không phải ai cũng đủ đam mê để theo đuổi. *****
(11) ----- VƯỜN XUÂN LAN TẠ CHỦ ----- *************************************************** (ảnh st) Năm mươi năm về trước, du khách ở vùng Thanh Hóa thường khi đi qua chỗ bến đò Ái Sơn, về hữu ngạn con sông Mã, nhận thấy ở vệ đường tay mặt một khoảnh vườn độ bốn, năm sào, xung quanh trồng toàn một thứ tre đằng ngà. Đáng chú ý nhất là cái cổng kiến trúc theo lối cổng bên Phù Tang hải đảo. Nếu khách biết chữ Hán và đọc được chữ thảo Bát hiền đại chủ đời Thanh, thời khách nhận thấy ba chữ tên biệt thự viết phỏng theo lối chữ Tăng Quốc Phiên. Trên cái nền bằng gỗ lim sơn màu "cấn rượu", ba chữ thếp vàng "Túy Lan Trang" như hoạt động trên miếng bạch thạch cẩn vào gỗ đỏ. Chủ nhân "Túy Lan Trang", một vị hưu quan, từ ngày được nộp lại triều đình chiếc ấn vàng, lui về chỗ huê viên, thường để hết thời giờ vào việc vun trồng, chăm chút một thứ lan rất quý, tìm tận ở Yên Tử sơn, hồi còn tại chức nơi tỉnh Đông ngoài Bắc. Hoa xưa kia, quen cái khí hậu ...