Chuyển đến nội dung chính

ĐỊA LAN TỨ THỜI

Đôi chút về cây Tứ Thời
__________________________

Cây Tứ Thời có lẽ là cây mà bất cứ ai mới chơi, đã chơi Địa lan thì cũng đều nên có trong vườn.
Xưa kia các cụ hay gọi Tứ thời là cây với hương thơm "Đón khách" và "Tiễn khách"
Chính vì vậy mà trong các cuộc trưng bày thì Tứ Thời luôn được đặt đầu hàng để mang hương thơm của mình chào mời người lạ lại gần. 
Và khi khách rời đi thì cũng chính hương thơm đó sẽ vương vấn theo bước chân từng khách.
Tứ thời là một cây có giá trị khá là rẻ mạt trong cuộc chơi chỉ vì cây khá dễ tính và cần hoa thấp, lá dựng đứng và nhỏ.
Xét về tổng thể thì quả thực cây Tứ Thời không thể so sánh được với những Kim Biên, Ngân Biên, Đại Kiều, Tiểu Kiều được, vì tất cả những cây đó đều mang hình hài hoàn chỉnh đẹp đẽ từ gốc cho đến lá và hoa.
Nhưng xét về một góc cạnh thưởng thức thì chính Tứ thời mới là cây mang nhiều cảm xúc cho người chơi ở từng thời điểm khác nhau cũng như từng thời điểm trong một năm vì độ lặp hoa rất nhanh, có thể cho tới 3-4 mùa hoa/ năm - Vì vậy mà được gắn tên Tứ Thời.
Cá nhân tôi vẫn đánh giá cao về giá trị tổng thể chỉ bởi vì mỗi lần nở hoa của cây Tứ thời lại có một sắc thái khác nhau, có lẽ do tâm trạng cá nhân lúc đó, hoặc cũng có thể giữa trưa đầu hè nóng bức, nhà nhà vừa mãn mùa Mạc và đang hào hứng với mớ Phi Điệp rực rỡ thì tôi lại đủng đỉnh đăm chiêu nhìn chăm chăm vào cần hoa Tứ Thời mà thấy nhẹ nhàng.
Cuộc đời là cái nhìn đa màu sắc, đa góc cạnh của từng cá nhân, chính vì vậy mà cuộc chơi xô bồ đã đẩy một cây Lan đẹp xuống chiếu dưới trong cuộc chơi mà ở đó giá trị được tính theo đồng tiền.
Chỉ tiếc rất nhiều người chơi chạy theo chính cái cám dỗ và cái danh hão mà không bao giờ hiểu được giá trị thực sự của một cây Lan, để rồi bị nhóm lợi ích thâu tóm thị trường và dắt mũi họ trong cuộc chơi chưa bao giờ có hồi kết.
......
Hiện nay thì thấy những người buôn Lan và những người mới chơi bị mập mờ bởi cái tên Tứ thời mà gán cho tất cả những dòng Địa Hè - Thu, và gọi tất cả chúng là Tứ Thời.
Cá nhân tôi thì khi chơi bất kể thú chơi nào cũng phải rõ ràng, nhất là trong cái thú chơi nó mang nhiều giá trị văn hoá đạo đức và tinh thần như thú chơi Địa lan thì lại càng nên rõ ràng để định hướng suy nghĩ của chúng ta được đúng đắn.
"Tứ Thời" là cây Địa truyền thống và là một trong những cây Địa thu đã được đặt tên. Với đặc điểm của cây không thể lẫn lộn với bất kỳ cây Địa nào khác, đó là lá nhỏ như lá lúa, mọc dựng đứng, nhưng lại rất mềm nên dễ bị gập ngang lá. Củ của cây nhỏ, lá màu xanh lục chìm nên rất khó để nhầm lẫn sang cây khác. Cần hoa Tứ thời là cần tăm nhỏ nhắn màu đỏ tía. Tứ thời mang hoa lớn màu đỏ tía tương đồng với màu cần hoa và có xu hướng hơi rủ. 
Ngày nay những hàng rừng Địa Hè - Thu mang từ rừng về với lá to như lá Mạc xuân, cần hoa thì vươn lên cả trên lá, có loại cần to, nhỏ, cao thấp, cánh sen, cánh trúc và cũng bị đánh đồng là Tứ thời. 
Một đặc điểm nữa là Tứ Thời một năm có thể cho hoa 4 lần vào các thời gian trong năm nên mới được gọi là Tứ thời. Khác hoàn toàn với những cây khác chỉ cho hoa 1 mùa vào Hè - Thu, hoặc khéo lắm mới được 2 lần hoa.
****
Cũng chính bởi sự nhầm lẫn vậy nên cây Tứ thời bị đánh đồng và mất đi giá trị vốn có của cây.
Cuộc chơi nào cũng có những kẻ mập mờ đánh lận con đen để đẩy cao giá trị những thứ thuộc về bản thân. Nên tôi viết bài này cũng mong để những AE mới chơi Địa nên có cái nhìn rõ ràng và chính xác, cũng như hiểu được cái sâu xa trong lối chơi, cách chơi và những ý nghĩa nhân văn của cha ông ta đã gây dựng trong văn hoá "Chơi và thưởng thức Địa Lan".
Trân trọng !

Dưới đây là những hình ảnh thực tế về cây Địa lan Tứ Thời để mọi người có thể nhận biết sự khác biệt khi đem so sánh với những cây khác.







31/07/2018 -SG

Nhận xét

Popular Posts

TỔNG HỢP TÊN CÁC LOẠI ĐỊA LAN

***** Bài viết chủ yếu nêu tên quốc tế các loại Địa Lan và được đính kèm tên Việt nam nếu có. Bài viết vẫn đang tiếp tục sưu tầm và bổ sung thêm những loại chưa có trong danh sách. Rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung của cộng đồng anh chị em chơi Địa Lan. Trân trọng ! ********************************* _____ Cymbidium Acuminatum _____ Cymbidium AliciaeQuisumb _____ Cymbidium Aloifolium - Kiếm lô hội __________ Cymbidium Atropurpureum - Kiếm Treo  _____ Cymbidium BanaenseGagnep - Kiếm Bà Nà (Đặc hữu VN) _____ Cymbidium Bicolor _____ Cymbidium Canaliculatum _____ Cymbidium Changningense _____ Cymbidium Chloranthum _____ Cymbidium Cochleare _____ Cymbidium Concinnum _____ Cymbidium Cyperifolium - Thanh Lan _____ Cymbidium Dayanum - Ki...

THỨC GIẢ THỊ BẢO, BẤT THỨC GIẢ THỊ THẢO

***** Câu nói mà cứ mỗi khi ra ngó mấy cây Địa lan là hắn lại thấy văng vẳng trong đầu. Nhiều khi hắn nghĩ "Éo mẹ, có khi mình điên mẹ nó rồi!" Cơ mà nhiều khi ngồi bưng cốc nước vối nghe Đêm Ả Đào mà Tân Nhàn hát rồi trầm ngâm hắn lại nghĩ, câu nói ấy chả phải chỉ dành riêng cho mấy bọn hâm dở chơi Địa Lan như hắn, mà nó đúng với mọi lĩnh vực vật chất và tinh thần ấy. Cái gì cũng vậy, thấy nó quý thì tìm mọi cách sở hữu trong khi với  người khác nó lại là rác quăng đầy khắp nơi. Mấy chậu Địa Lan ngó nghiêng cả mấy năm trời mới được ngắm hoa vài ba lượt. Thấy hắn chăm đến vợ hắn cũng nhếch mép làu bàu "Chăm mãi chả thấy hoa đâu mà cũng chăm". Thế đấy, nhiều khi cái hâm cái dở của hắn đến bản thân hắn còn éo hiểu nổi nữa là vợ hắn. Hắn tặc lưỡi "Đàn bà!" Cả đám Địa Lan suốt ngày chăm chăm, ngó ngó chỉ để lật mấy cục đá, soi mấy cái mầm. Trong khi đám Phong Lan thì hắn chăm tốt ngật, hoa búa xua chỉ để cho vợ hắn ngắm.  Cũng khá lâu hắn...

ĐỊA LAN KIẾM TRUYỀN THỐNG

----- ĐỊA LAN KIẾM TRUYỀN THỐNG ----- ***************************************************** Trước tiên em xin phép tất cả những bậc tiền bối chính thống đã từng và đang chơi những dòng Địa Lan Kiếm Truyền Thống (cần hoa dựng) Địa Lan Truyền Thống là lĩnh vực mà đòi hỏi người chơi không phải quăng tiền ra là đạt được như chơi Phong Lan. Cái cốt cách con người sẽ luôn được thể hiện trong cách chơi Địa Lan của từng người. Cây Địa Lan luôn thể hiện ra cái tôi của người chơi đó. Thú chơi Địa Lan là một thú chơi "Kỹ" chứ không thể ào ào như chơi Phong Lan được. Hiện nay đã có rất nhiều người từ Phong Lan chuyển qua chơi Địa nên đã mang cái lối chơi "Tầm Phào" và "Phiên Phiến" manh nha để lừa gạt những người mới chơi, và đem cái sự thiếu hiểu biết của mình mà át đi sự mơ hồ của những người mới tiếp cận. Vì vậy bài này em viết với mục đích để phần nào trả lại giá trị đúng với cái cốt cách thanh cao của Địa Lan. Nếu có đụng chạm đến ai đó cũng xin vu...
(10) ----- TUYỆT CHIÊU ----- ************************************************ (ảnh st) Tôi không có điều kiện để trở thành hội viên Hội chơi lan Hà Nội. Bởi nhà tôi không có chỗ trồng lan và phát triển vườn lan. Dẫu vậy lần nào sinh hoạt Hội, tôi cũng được mời đến dự. Ông chủ tịch Hội bảo, ở thời buổi kinh tế thị trường, nhà sản xuất không chỉ cần có nhà nước, nhà khoa học mà rất cần có nhà văn hoá nữa. Ông chủ tịch đánh giá cao tôi, khiến tôi ngượng chín cả vành tai. Hội không sinh hoạt ở một vườn lan cố định nào. Năm trước ở vườn lan này, sang năm luân chuyển tới vườn lan khác. Do vậy các hội viên thích lắm. Họ học hỏi được kinh nghiệm của nhau. Tôi phát hiện thấy một điều các thứ lan quí, họ thường giữ độc quyền chơi ít khi chịu bán hoặc trao đổi với nhau. Tại sao thế nhỉ? Hội lan thường sinh hoạt vào một sáng chủ nhật từ mồng bốn Tết đến mồng mười Tết. Đó là thời kỳ hoa địa lan đang độ sung mãn. Địa lan, xem lá quả là khó phân biệt loại nào với loại nào. Phải người sàn...

THÚ CHƠI ĐỊA LAN CỦA NGƯỜI HÀ NỘI

Bao năm, cứ mỗi dịp Tết đến xuân sang thì thú chơi Địa Lan lại như một lần hồi sinh để khiến tất cả chúng ta ngỡ ngàng với vẻ đẹp thanh cao mà rất dung dị.  Chỉ mong rằng thú chơi Địa Lan sẽ luôn giữ được những điều đẹp đẽ và trường tồn qua năm tháng. Xin được gửi tới ACE đoạn clip nói về thú chơi Địa Lan của người Hà Nội nhiều năm trước. Hy vọng sẽ giúp ACE hiểu thêm về thú chơi mà không phải ai cũng đủ đam mê để theo đuổi. *****
(11) ----- VƯỜN XUÂN LAN TẠ CHỦ ----- *************************************************** (ảnh st) Năm mươi năm về trước, du khách ở vùng Thanh Hóa thường khi đi qua chỗ bến đò Ái Sơn, về hữu ngạn con sông Mã, nhận thấy ở vệ đường tay mặt một khoảnh vườn độ bốn, năm sào, xung quanh trồng toàn một thứ tre đằng ngà. Đáng chú ý nhất là cái cổng kiến trúc theo lối cổng bên Phù Tang hải đảo. Nếu khách biết chữ Hán và đọc được chữ thảo Bát hiền đại chủ đời Thanh, thời khách nhận thấy ba chữ tên biệt thự viết phỏng theo lối chữ Tăng Quốc Phiên. Trên cái nền bằng gỗ lim sơn màu "cấn rượu", ba chữ thếp vàng "Túy Lan Trang" như hoạt động trên miếng bạch thạch cẩn vào gỗ đỏ. Chủ nhân "Túy Lan Trang", một vị hưu quan, từ ngày được nộp lại triều đình chiếc ấn vàng, lui về chỗ huê viên, thường để hết thời giờ vào việc vun trồng, chăm chút một thứ lan rất quý, tìm tận ở Yên Tử sơn, hồi còn tại chức nơi tỉnh Đông ngoài Bắc. Hoa xưa kia, quen cái khí hậu ...